Thuật biến tạo cái
tinh của trời đất là
Quyền : “ Muôn
sinh mạnh ở cái
riêng, tính hấp lực
và chi tồn cũng ở
tại cái riêng –
Muôn vật hoá tồn
cũng chính nhờ
cái riêng “ . Từ cái
ý ấy mà người
xưa “ bắt nhại “
cái mạnh của thú
vật coi nó như
thầy của mình
Cái mềm dai của
giống dây rừng ;
cái sắc bén của cật
tre nứa ; cái xù
cứng gân guốc của
cội mai ; cái nhanh
khéo của giống
khỉ, vượn ; cái
quằn quại trói riết
của rắn, trăn ; cái
dai dẳng lầm lỳ của
gấu ; cái hùng
dũng vũ bão của
hổ, voi ; nét uyển
chuyển mềm mại
của báo, mèo ;
tính bất ổn của
mây, gió ; nguyên
bất di , bất thiên
của núi...
Tất cả là đồng
hưởng muôn tạng,
hoà hợp với khí
âm dương - tạo ra
trời đất rồi hướng
tâm trụ vào con
người
Khi lý giải về
Quyền, các võ sư
thường nói: “ Trời
đất có tất cả, bắt
nhại theo tâm ý
của mình, xếp
thành khuôn
thước, có trước
có sau...” Nói như
vậy, tưởng là bao
la trừu tượng
nhưng ngẫm cho
cùng quả không
có gì là quá. Tự
tôi ngay từ hồi
còn nhỏ , cũng đã
thấy: Quyền là
chuỗi những thể
thức liên tục, nối
vào nhau , giằng
với nhau, hàm
chứa một thuật
luyện công nhất
định.
Chính vì vậy, mà
có thuật luyện
quyền DƯỠNG
CÔNG ( ngày nay
gọi là QUYỀN
DƯỠNG SINH , võ
y ) ; có thuật luyện
quyền NHẠI CÔNG ;
có thuật luyện
quyền NGOẠI
CÔNG ; có thuật
luyện quyền GIAO
PHÁP ; có thuật
luyện quyền Y
GIÁC ... và ngoài ra
còn có quyền
BINH KHÍ , quyền
ĐẶC MÔN.
NHẠI CÔNG là
thuật luyện quyền
công phu của
người học võ. Gần
như môn phái nào,
gia phái nào nếu
còn giữa được
nét nguyên gốc ,
bảo tồn được
phương pháp tập
cổ, đều lấy tinh
thần “ NHẠI “ làm
căn gốc cho thuật
luyện các môn
công : “ long, hổ,
quy , xà “ của
Thiếu lâm ; hay “
biến dịch ngũ hình
“ của Vịnh xuân ;
hay nền tảng tư
tưởng “ lưỡng
nghi sinh tứ
tượng, tứ tượng
sinh bát quái ”...
của Nho giáo. Và
tư tưởng “ Vô vi “
của Lão Trang
xem thế giới muôn
tạng đều đồng
dạng ăn sâu vào
tiềm thức tâm
luyện của Võ
đang ... Hoặc “ Hổ
quyền “, “ Xà
quyền “ , “ Hầu
quyền “ , “ Vân vũ
quyền “ chỉ là tên
của các bài quyền
trong bộ NHẠI
CÔNG của môn
phái Nhất nam,
nhưng ngay tự nó
đã chứa được một
phần tinh thần bắt
nhại đó.
Ngày nay khi xem
biểu diễn võ,
chúng ta vẫn
thỉnh thoảng nhận
thấy nết mô
phỏng : thế vồ ; vả
của Hổ ; thế trườn
uốn , đớp của rắn,
trăn ; thế vờn ,
múa , chao , bắt
của khỉ , vượn ...
Xem qua thì đơn
giản nhưng là cả
một đời người,
nhiều thế hệ nối
tiếp của bao đời,
quan sát, ngẫm
suy để trường
tồn, biến cái “ tinh
“ của muôn loài
thành cái “ riêng “
của mình và đấy
là lòng yêu mình,
yêu người , là hạt
nhân tinh thần của
tình người, là một
bộ phận của văn
hoá thể chất – “
Phỏng sinh học “
có chọn lọc, tiếp
nhận tự nhiên,
nhưng có được
hiệu quả cao nhất,
rèn luyện bản lĩnh,
bảo vệ mình, bảo
vệ người, vươn
đến sự hoàn thiện
về sức mạnh.
Ở phương diện
thứ hai, đối với
người phương
Đông sự bắt nhại
này không chỉ
dừng ở bề ngoài “
PHỎNG “ mà là sự
hoà đồng, xem
mình như một
thực thể đồng
nhất với thiên
nhiên, hoà với
thiên nhên , biến
tiểu vũ trụ thành
đại vũ trụ và
ngược lại – lúc
đầu thì bắt nhại ,
nhưng khi thành
đạt người tu
luyện tự xem kết
quả như tự chính
mình, và đấy là
căn gốc để con
người luôn vượt
trên tất cả, là điệp
sứ, là ông chủ hết
thảy.
Sự gần gũi con
người trong thiên
nhiên, phép
thưởng ngoạn tu
tiên của người
phương Đông,
sáng thở khí trời
chân tiếp đất, ăn
rau quả, uống
nước suối , nhiễm
bệnh thì dùng
thuốc của cỏ cây,
tự nhiên tự tại
chính là bao hàm
cái ý ấy.
Ngay yếu tố ma
thuật, hoặc thuần
tuý mang tính
phồn thực có
trong thuật luyện
công của người
tiền sử , thì một
phần cũng là lòng
tin chân thành của
con người vào sức
mạnh huyền bí -
Mẹ đất, Cha trời
tiếp sức sống cho
giống nòi ; sự
nhập “ Thiền “ mà
bề ngoài chứa sự
yên tĩnh , chết
lặng, tan biến vào
cõi hư vô mà ngày
nay nhiều người
vẫn tưởng là phi
lý, mê hoặc thì
chính là công phu
hiển nhiên của
người hành đạo
hiểu lẽ của trời
đát quy tụ cho
chính mình – Đó
là khả năng tập
trung cao độ, dồn
ý chí nghị lực, sức
mạnh vào một
mục đích có điểm
nhọn đâm xuyên
suốt.
Tụ khí, tản khí,
lưu thông hệ
thống kinh lạc,
điều tiết nội dịch,
cân bằng nội quan
là hiệu ứng có
thật, ngoài các
chức năng mà ta
gọi là thần kinh,
đối với chúng tôi
có nghĩa trên hết
đó là “ KHÍ “ . Mà
chính đó cũng là
nguyên tắc chữa
bệnh của người
phương Đông, tự
giúp cho các bộ
máy của cơ thể
con người tự phục
hồi, vai trò của
thầy thuốc là giảm
cái này, tăng cái
kia để tạo ra sự
cân bằng , thúc
bách cơ thể vận
động , tự thắng
mình, thắng bệnh
tật, phép “ DIỆU “
và “ LINH “ gần
với thủ pháp tự
kỷ ám thị trong
nhiều trường hợp
có sức mạnh siêu
nhiên không thể lý
giải bằng cơ chế
vật lý mà khoa
học ngày nay biết
rất rõ.
Ở phương diện
thứ ba, sự bắt “
NHẠI “ không
dùng ở tính
nguyên bản – y
nguyên, mà được
nâng lên trước
hết là hệ quả có
tính lựa chọn,
tính thực dụng.