ĐẳngCấpMobie.Mobie.in
Trang ChủSms KuteGame Mobile
Cài đặt Opera Mini 7.0 để truy cập wap nhanh và Tiết Kiệm kb nhé!
Avatar Online - MXH Teen Đặc Biệt Ấn Tượng
iWin Online HD - Game Bài Chính Hiệu, Điện Thoại Không Thể Thiếu
Mobi Army Online - Gunny Mobile Bắn Súng Đình Đám Nhất 2014
Audition Mobile - Thăng Hoa Cảm Xúc
Khí Phách Anh Hùng - Game gMO Ấn Tượng Nhất Việt Nam
Thiên Tướng Giáng Hạ - Chiến Thuật Theo Lượt
Tây Sơn Bình Định
VIVODO là môn võ
tổng hợp các võ
học Việt (Võ nghệ,
Bình Định, võ
Lâm) - cổ truyền
để tự vệ. Lấy
cương-nhu hoà
hợp làm căn bản,
về võ lý vận dụng
học thuyết âm-
dương làm nền
tảng. Còn là môn
võ để luyện tập
cho cơ thể khoẻ
mạnh, tinh thần
minh mẫn. Sống
lành mạnh với tâm
hồn thoái mái vị
tha. Để nối tiếp
truyền thống võ
dân tộc được lưu
truyền, để bảo
tồn phát triển và
truyền dạy cho
thế hệ sau không
bị thất truyền. Với
những tinh hoa
đặc thù của võ
dân tộc Việt, võ
VIVODO đã được
phát triển và đã
đúc kết gạn lọc
một cách hệ thống
dựa theo tiêu
chuẩn quốc tế để
thích hợp với mọi
giới và luyện tập
dễ dàng.
Về khía cạnh võ
thuật thể hiện rõ
nét liên hoàn tinh
tế, kết hợp nhuần
nhuyễn giữa
cương và nhu,
giữa công và thủ,
giữa mạnh và yếu,
giữa bên trong
(tinh, khí, thần)
với bên ngoài cơ
thể (thủ, nhãn và
thân). Võ Bình
Định là môn võ cổ
truyền của dân
tộc, được lưu
truyền. Võ Bình
Định là một võ
luyện tập cho thân
thể được khoẻ
mạnh, để tự vệ
nhưng đã đóng
góp đáng kể
trong việc cứu
nước của tiền
nhân. Qua dòng
sử đấu tranh
không ngừng để
tự tồn và phát
triển cũa dân Việt.
Với những đặc thù
độc đáo và tinh
hoa của Võ cổ
truyền Bình Định
hay Võ Tây Sơn
đã có từ ngàn
xưa và được cải
tiến, phát triển
trong suốt tiến
trình đấu tranh
chống ngoại xâm
và đánh đổ bạo
quyền.
Võ Bình Định còn
là môn Võ tinh
thần, luyện tập ý
chí thêm kiên
cường, tâm hồn
cao thượng,
thương dân, yêu
nước. Về kỹ thuật
gồm có quyền
thuật và mười
tám môn binh khí,
nhưng sỡ trường
nhất là quyền,
côn, kiếm, đao,
thương.
Võ thuật đời Tây
Sơn là đỉnh cao
của võ thuật Bình
Định. Nhiều lúc ba
chữ võ Bình Định
hòa lẫn với võ Tây
Sơn. Nói đến võ
Bình Định, người
ta nghĩ ngay đến
võ Tây Sơn. Nói
đến võ Tây Sơn
thì ta lại biết ngay
là nói về võ Bình
Định.
Vậy đặc điểm của
thời võ Tây Sơn là
gì?
Về võ thuật có 4
môn: Côn, Quyền,
Kiếm, Cổ.
Về binh khí thì có:
Tây Sơn thập
thần vũ khí.
Về ngựa thì có:
Tây Sơn ngũ thần
mã.
Về nhân vật thì
có: Tây Sơn Tam
Kiệt, Tây Sơn
Thất Hổ tướng,
Tây Sơn Ngũ
Phụng Thư. Tây
Sơn Lục Kỳ sĩ, Tây
Sơn Tứ danh sư.
* Võ thuật thời
Tây Sơn
1. Côn: Về côn thì
ở nơi nào cũng có,
gồm có hai thứ:
Trường côn tục
gọi là roi, đoản côn
tục gọi là thước.
- Trường côn cũng
có hai loại: roi
trường (roi đấu)
và roi chiến. Roi
trường cao hơn
đầu người,
thường gọi là
trường tiên dùng
trong chiến trận.
Có khi dùng trên
ngựa thì sống
như ngọn thương.
Roi chiến hay gọi
là trung bình tiên
thường cao hơn
đầu người một
chút hoặc ngang
bằng đầu người.
Thường dùng để
đánh với đám
đông người.
- Đoản côn có tên
gọi là thước, dài
tới vai người sử
dụng là một vũ
khí cá nhân gọn
gàng trong việc
sử dụng và di
chuyển. Tại Bình
Định có nhiều võ
sĩ dùng đoản côn
dài hơn kích
thước thường
hoặc ngắn chỉ
bằng 1 sải tay có
thể dắt gọn vào
lưng. Côn làm
bằng gỗ dẻo và
chắc như gỗ kiền
kiền. Sớ của gỗ
phải là sớ dọc.
Nếu gỗ có sớ
ngang thì sẽ dễ
gãy. Đôi khi côn
cũng làm bằng
thép.
2. Quyền: Đặc
điểm của quyền
Bình Định là môn
quyền hòa hợp
giữa ngạnh quyền
và miên quyền.
Ngạnh quyền là
quyền dùng sức
mạnh bên ngoài
mà cốt ở sự uyển
chuyển hòa hợp.
Lấy nội công làm
chính. Ở Bình
Định, các võ sư
thường dạy cho
các môn đệ cả hai
thứ. Người giỏi
bên ngạnh quyền,
nội công vẫn có.
Người chuyên về
nội công, ngạnh
quyền không đến
nỗi tầm thường.
3. Kiếm: Là một
loại binh khí bằng
kim loại sắc bén.
Kiếm gồm hai loại
kiếm và đao. Kiếm
thì có trường
kiếm và song
kiếm. Thường
trường kiếm thì
đàn ông dùng,
song kiếm thì đàn
bà dùng. Trường
kiếm phát huy sức
mạnh. Song kiếm
thích hợp uyển
chuyển, lẹ làng.
Đao thì có đại
đao, tục gọi là siêu
và đoản đao gọi
tắt là đao. Bình
Định thường sử
dụng loại đao
ngắn gọi là mã tấu
thường để đánh
giáp lá cà với địch.
Rựa và dao bảy
cũng được liệt
vào loại đao.
4. Cổ: Là môn võ
trống. Đây là một
bộ môn võ thuật
đặc biệt của thời
Tây Sơn. Cho nên
còn gọi là trống võ
Tây Sơn. Trống võ
dùng để luyện tập
võ và điều binh
khiển trận. Bộ võ
trống gồm 16 cái
lớn nhỏ được bố
trí thành một giàn
trống như sau:
Đứng ngay chính
giữa là võ công.
Hai giàn trống
nằm ở vị trí trước
và sau võ công.
- Phía sau gồm 4
trống lớn, đường
kính hơn một
thước tây, được
treo trên một kệ
gỗ gồm từng đôi
một. Hai cái gần
sát đất, hai cái
ngang đầu người.
Bốn trống này
được võ công
đánh bằng gót
chân, cùi chỏ và
đầu. Tùy theo tầm
vóc của võ nhân
mà khoảng cách
treo trống cũng
tăng giảm theo.
Tuy nhiên, khi
luyện võ đã khá
thuần thục thì
khoảng cách càng
chênh lệch càng
phân biệt được
tài nghệ cao thấp.
Ban đầu thì
khoảng cách
thuận vị trí của
gót chân, cùi chỏ,
sau này trống
treo ở bất cứ nơi
nào võ nhân cũng
dùng gót và cùi
chỏ chân đánh
trúng. Khán giả chỉ
nhìn theo gót
chân, cùi chỏ
người có võ thuật
hay chỉ nghe tiếng
trống vang lên
dòn dã, âm điệu
nhịp nhàng và âm
sắc như nhau thì
biết được sự điêu
luyện của võ nhân.
Còn khi nghe tiếng
trống khi to khi
nhỏ, khi kêu khi
tắc, thì biết ngay
tay học trò võ mới
vào nghề.
- Phía trước võ
nhân là một giàn
trống gồm 12 cái,
nơi trung tâm là
hai trống lớn bằng
một nửa trống
phía sau. Hai
trống này làm chủ
cả giàn trống trầm
hùng luôn luôn rền
vang liên tục, âm
dương hòa lẫn
cùng nhau. Khi
người sử dụng có
nội công thâm hậu
thì tiếng trống
vang xa gây
thành tiếng sấm
rền vang. Khi
tiếng trống âm
dương thay đổi
nhịp điệu, người
nghe biết rằng
thế trận đang đổi
thay, khi hùng hồn
dòn giã là khí thế
tấn công. Khi trầm
trầm chậm rãi là
lúc đoàn quân di
chuyển…
Phía trước hai
trống âm dương
có 4 trống chiến,
mặt trống lớn
bằng hai phần ba
trống âm dương. 2
cái nằm trước
trống âm, 2 cái
nằm trước trống
dương, được phối
khí theo trống mẹ:
2 âm, 2 dương. Âm
nằm bên trái,
dương nằm bên
phải. Tiếng trống
âm nghe trong và
cao. Tiếng trống
dương nghe trầm
và đục. Bốn trống
của hai loại này
dùng để điều
khiển binh sĩ, hợp
với trống mẹ. Khi
tiếng trống âm
vang rền thánh
thót thì trận thế
cần thủ nhiều hơn
công. Khí tiếng
trống dương rền
vang là lúc xung
phong kết thúc
trận tiền. Phối hợp
nhịp nhàng, bốn
trống đại phía sau
vẫn điểm nhịp khi
khoan thai, khi
dồn dập. Sau hai
trống âm dương
một dãy gồm 6
trống nhỏ chỉ bằng
nửa hai trống âm
dương. Đây là
một dãy trống
dùng trong việc
điều hành, phối
hợp. Nó chỉ dùng
trong việc luyện
tập, hiệu lệnh, từ
trái sang phải 6
trống này có độ
căng của mặt
trống khác nhau
nên khi đánh lên
có 6 âm độ khác
nhau. Khi được
đánh lên, âm
thanh của 6 trống
sẽ tạo nên những
nhịp điệu khoan
thai, dồn dập …
điều khiển ba
quân làm theo
tiếng trống: hội
quân, xuất quân,
hành quân …
Trong các cuộc
thao diễn, 6 trống
này hòa nhịp với 2
trống âm dương
làm thành một
giàn nhạc võ. Hai
trống âm dương
đánh nhịp thùng,
thùng, 6 trống
hòa reo làm nhịp
nhàng thế võ.
Giàn trống thay
thế cho giàn trống
kèn của các nước
Tây phương. Tuy
nhiên có nhiều cái
khác biệt là giàn
trống chỉ một
người đánh, phải
là một vị tướng
vừa đánh vừa chỉ
huy hoặc điều
khiển hành quân,
tác chiến bằng âm
thanh trống.

XtGem Forum catalog